Ai không nên ăn tỏi, điều cần chú ý khi sử dụng tỏi

Ai không nên ăn tỏi?

Tác dụng của tỏi khó có thể kể hết. Tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp ăn tỏi. Những trường hợp sau đây hạn chế sử dụng:

Nội dung tóm tắt

Người mắc bệnh

Đang mắc bệnh nặng không nên ăn tỏi

Trong trường hợp đang sử dụng một số loại thuốc như HIV/AIDS, thuốc chống đông máu, … bệnh nhân không nên sử dụng tỏi vì có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Do đó, đối với những người đang điều trị bệnh cần hỏi bác sĩ đâu là thực phẩm, gia vị cần tránh.

Không ăn tỏi khi đang có bệnh về mắt.

“Tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt”

Lợi ích của tỏi đúng là nhiều tuy nhiên trong thành phần của tỏi có gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt được khuyến cáo hạn chế ăn.

Tỏi không tốt cho thị lực
Tỏi không tốt cho thị lực

Không ăn tỏi khi có tiền sử mắc bệnh gan

Tỏi có tính nóng, vị cay, người mắc các bệnh về gan khi dùng tỏi sẽ bị kích thích mạnh. Tình trạng nóng gan sẽ nặng hơn, lâu dài dẫn đến tổn thương cho cơ quan này.

Huyết áp thấp

Tác dụng của tỏi làm giảm huyết áp, do đó chỉ tốt với người huyết áp cao. Người huyết áp thấp không nên sử dụng. Việc sử dụng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Người có thể trạng không tốt.

Không ăn tỏi khi đang bị tả.

Với người bình thường, tỏi tốt cho dạ dày. Tuy nhiên đối với những người đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại thuộc loại cần tránh.

Đó là do allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột dẫn tới tính trạng nghẽn mạch máu, phù nề. Khiến tình trạng bệnh trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.

Không nên ăn tỏi khi đói
Không nên ăn tỏi khi đói

Không ăn tỏi khi đói bụng.

Ăn lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, làm đến nóng trong dạ dày.

Thể trạng suy yếu không nên ăn tỏi

Tỏi làm cơ thể tiêu tan khí huyết, sinh đờm, loãng khí, hao máu, phát nhiệt. Do đó người có thể trạng yếu thì không nên ăn.

Không ăn tỏi nếu bị dị ứng hoặc khó tiêu hóa.

Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi… thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người suy nhược và nóng trong

Tỏi thuộc thực phẩm có tính nóng, vì vậy những người bị nóng trong, nhiệt miệng cần hạn chế sử dụng. Do đó, những người thể trạng yếu cũng không nên ăn nhiều tỏi.

Lưu ý khi sử dụng chế biến tỏi.

Không ăn tỏi cùng các thực phẩm kiêng kị như: thịt gà, trứng, cá trắm, thịt chó.

Tỏi kết hợp cùng thịt gà dẫn tới kiết lỵ, ăn cùng trứng sẽ tạo chất độc trong cơ thể. Tương tự, cá trắm nấu cùng tỏi khi ăn sẽ dẫn tới tình trạng chướng bụng. Tỏi kết hợp với thịt chó sẽ bị chứng khó tiêu.

Không ăn tỏi quá nhiều: không nên dùng quá 10g tỏi trong ngày.

Tỏi được xếp vào nhóm gia vị cay, khi ăn nhiều có thể làm mất cân bằng trong môi trường dạ dày. Dẫn tới chứng chán ăn, mệt mỏi, giảm cân. Thậm chí còn ảnh hưởng tới thận, tổn thương khí huyết và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.

Do vậy, không nên dùng quá 10 g tỏi một ngày.

Tỏi cần đập dập trước khi ăn
Tỏi cần đập dập trước khi ăn

Những lưu ý khi chế biến tỏi.

Tác dụng của tỏi đến từ thành phần allicin trong trong tỏi. Để allicin có thể phát huy tác dụng thì chúng cần có thời gian phóng thích. Để đạt hiệu quả tối đa, tỏi cần được băm nhỏ, băm nhuyễn. Trước khi ăn, hay đun nấu cần đặt trong không khí từ 10 – 15 phút khi đó dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra chất allycin.

Nên ăn tỏi sống hay nấu chín? Câu trả lời là với tỏi có băm nhuyễn, dù nấu chính vẫn bảo tồn được 60% tác dụng dược lý.

Theo a-hospital