6 Cách chữa nhiệt miệng đơn giản mà cực hiệu quả tại nhà

Cách chữa nhiệt miệng đơn giản mà cực hiệu quả tại nhà

Thông thường nhiệt miệng sẽ tự lành mà không cần phải điều trị gì. Thế nhưng nó luôn mang đến cảm giác đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều cách có thể giúp nhiệt miệng hay những viết loét nhanh lành hơn. Hãy tham khảo những cách làm dưới đây để biết các cách chữa nhiệt miệng nhé. 

Nội dung tóm tắt

Nhiệt miệng là gì?

Bị nhiệt miệng hay lở miệng là một vết loét nhỏ, nông. Xuất hiện ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, trên nướu hoặc trên lưỡi của bạn. Nhiệt miệng còn có tên gọi khác là loét áp-tơ. Các vết loét của nhiệt miếng thường kéo dài từ 7 – 10 ngày. Và chúng có thể tự lành mà không để lại vết sẹo. Có nhiều trường trường hợp các vết loét kéo dài đến 2 tuần. Trong trườn hợp này bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra.

Nhiệt miệng có thể xuất hiện ở bất cứ ai
Nhiệt miệng có thể xuất hiện ở bất cứ ai

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Theo quan niệm dân gian thì nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng chính là do bị nóng trong hoặc ăn đồ ăn nóng quá nhiều. Tuy nhiên, theo y học hiện đại thì có nhiều yếu tố gây ra sự phát triển của vết loét. Điển hình như:

  • Bị tổn thương miệng
  • Virus và vi khuẩn
  • Dinh dương kém
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Ăn đồ cay nóng. Hay dị ứng với thực phẩm. Như: Cà phê, socola, phô mai, các loại hạt,…
  • Thay đổi nội tiết tố
Đồ cay nóng là một trong các nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng
Đồ cay nóng là một trong các nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng

Biểu hiện của nhiệt miệng

Nhiệt miệng là vết loét hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh ở vùng miệng. Chúng phát triển trên các mô mềm (niêm mạc miệng) trong miệng hoặc ngay trên nướu. Những vết loét này không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan. Theo đó, một số biểu hiện cụ thể như:

  • Xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét.
  • Có cảm giác ngứa râm ran trong miệng, đau miệng, ăn thức ăn (đặc biệt là đồ mặn) sẽ cảm thấy xót, đau, khó chịu.
  • Đôi khi xuất hiện những vết loét lớn, bùng phát nhiều vết loét trong miệng, đau buốt, sốt cao. Thậm chí kèm theo các biểu hiện tiêu chảy, phát ban, đau đầu.
Nhiệt miệng gây khó chịu, đau buốt cho người bị
Nhiệt miệng gây khó chịu, đau buốt cho người bị

Cách chữa nhiệt miệng

1. Súc miệng với nước muối

Sử dụng 1 muỗng muối hòa vào 1 cốc nước ấm, súc miệng bằng dung dịch này mỗi ngày 2 – 3 lần. Muối có khả năng làm giảm chứng viêm và đau do nhiệt lưỡi gây ra. Tính chất kháng khuẩn của nó sẽ chống lại bất cứ khả năng nhiễm trùng tiềm ẩn nào trên lưỡi của bạn.

2. Bột sắn trị nhiệt miệng

Bột sắn dây có tính hàn, vị ngọt mát nên được dùng để giải nhiệt, thanh độc cho cơ thể, đặc biệt là những trường hợp mụn nhọt, lở miệng, nhiệt lưỡi. Đối với những người bị nhiệt lưỡi thì uống bột sắn dây mỗi ngày là cách để trị bệnh vừa an toàn, hiệu quả lại vừa ít tốn kém.

Theo đó, mỗi ngày bạn bổ sung 1 ly nước bột sắn dây pha với nước sôi để nguội (có thể thêm đường hoặc không). Cách này thường giúp điều trị nhiệt tận gốc và không tái phát trở lại.

3. Mật ong

Dùng mật ong nguyên chất bôi lên vết nhiệt miệng và giữ yên vài giờ rồi súc miệng lại. Mật ong có tính chất khử khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn rất tốt, đồng thời mật ong có chứa nhiều nước giúp hồi phục vết thương nhanh hơn.

4. Sữa chua

Ăn sữa chua là cách chữa nhiệt lưỡi đơn giản nhưng hiệu quả vì đây là nguồn probiotic tự nhiên. Nó có tính chống viêm giúp giảm đau đớn và viêm trên lưỡi. Sữa chua cũng có tính chất kháng khuẩn và chất chống oxy hóa, có thể điều trị bất kỳ nhiễm trùng nào ở trên lưỡi.

5. Uống nước rau má

Rau má ngoài công dụng tuyệt vời trong việc giúp thanh độc, giải nhiệt còn hỗ trợ điều trị nhiệt lưỡi tại nhà cho trẻ nhỏ, người lớn rất an toàn và hiệu quả. Bạn chỉ cần giã nhuyễn rau má, vắt lấy phần nước mà uống thay nước lọc để làm giảm sưng đau và nhanh lành vết thương.

6. Bổ sung vitamin nhóm B

Việc bổ sung vitamin nhóm B hàng ngày rất cần cho cơ thể, đặc biệt thiếu vitamin (B1) cũng làm tăng nguy cơ nhiệt miệng.

Theo đó, việc bổ sung vitamin B12 như một loại thuốc chữa nhiệt miệng có thể giúp ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát. Kể cả với những người không thiếu vitamin. Theo nghiên cứu, lượng vitamin B12 cần bổ sung là 1 mg/ngày, ngày hai lần (trong vòng 6 tháng).

Ăn nhiều rau cũng là một cách chữa nhiệt miệng
Ăn nhiều rau cũng là một cách chữa nhiệt miệng

Ngoài các cách chữa nhiệt miệng như trên, trong những ngày bị nhiệt miệng bạn không nên ăn đồ ăn đồ cay nóng. Như các món nướng, chiên rán,… Những món ăn này sẽ làm tình trạng nhiệt miệng của bạn càng ngày càng nghiêm trọng. Chính vì thế, chế độ ăn nhiều rau xanh, bổ sung nước ép hoa quả, bổ sung vitamin, nghỉ ngơi điều độ tránh stress,… Có thể góp phần giúp bạn nhanh khỏi nhiệt hơn.

>> Xem thêm: